TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

HỎI:

Thưa Luật Hoàng Quân, tôi đang độc thân, vừa qua có ký Hợp đồng đặt cọc để bán xe ô tô (không công chứng) và đã giao cọc 100.000.000 đồng cho bên bán, dự kiến sau 20 ngày sẽ ký Hợp đồng bán xe tại Phòng công chứng. Tuy nhiên, nay tôi không muốn mua xe nữa nên xin Luật sư của Hoàng Quân tư vấn nếu tôi không mua nữa thì có bị phạt cọc hay không? Cảm ơn Luật Hoàng Quân.

LS TRẢ LỜI:

Cảm ơn Qúy khách đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hoàng Quân. Sau đây, Luật sư đưa ra một số ý kiến pháp lý giải đáp thắc mắc của Qúy khách:

Về việc xử lý tiền đặt cọc:

  • Căn cứ khoản 3 Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015, đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ giữa các bên. Theo đó, đặt cọc được định nghĩa cụ thể tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

  • Như vậy, đặt cọc là thỏa thuận của hai bên, trong đó bên đặt cọc giao tiền/kim khí quý/đá quý… cho bên nhận cọc trong một thời gian nhất định để đảm bảo việc hai bên sẽ thực hiện hoặc giao kết hợp đồng.
  • Do đó, trong hợp đồng đặt cọc, các bên sẽ cho nhau một khoản thời gian theo thỏa thuậntrước khi thực hiện hoặc ký kết hợp đồng.
  • Tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định: trường hợp bên đặt cọc sau thời hạn thỏa thuận mà không thực hiện việc ký kết hợp đồng thì số tiền dùng để đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận cọc.

Điều này có nghĩa là nếu hai bên đã thực hiện hợp đồng đặt cọc để mua bán xe mà bên đặt cọc không muốn mua nữa thì bên đặt cọc sẽ mất số tiền đặt cọc cho bên nhận đặt cọc trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận bên đặt cọc không bị mất tiền nếu không thực hiện hợp đồng mua bán sau khi hết hạn đặt cọc.

  • Đối chiếu các quy định trên, nếu bạn đã đặt cọc nhưng đến hạn ký hợp đồng mua bán, bạn không thực biện thì coi như bạn tự ý bỏ cọc. Do đó, bạn sẽ mất toàn bộ số tiền đã đặt cọc là 100.000.000 đồng, trừ trường hợp bạn và bên bán có thỏa thuận khác.

Về việc bồi thường thiệt hại:

  • Căn cứ Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015, nếu do vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dẫn đến bên nhận cọc có thiệt hại về vật chất (tổn thất thực tế gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục hậu quả thiệt hại, thu nhập bị mất/giảm sút) và thiệt hại về tinh thần do tổn thất tinh thần.

Do bạn không nói rõ Hợp đồng đặt cọc có quy định về bồi thường thiệt hại khi một bên tự ý chấm dứt hợp đồng hay không nên về vấn đề bồi thường thiệt hại cần xem xét đến các trường hợp sau đây:

  • Có thiệt hại thực tế xảy ra:Nếu có thiệt hại xảy ra do việc bên đặt cọc hủy hợp đồng thì bên đặt cọc phải bồi thường thiệt hại cho bên nhận đặt cọc cũng như phải chịu mọi rủi ro, chi phí phát sinh và số tiền đã đặt cọc nếu hai bên không có thỏa thuận khác.
  • Không có thiệt hại xảy ra:Nếu không có thiệt hại xảy ra khi bên đặt cọc hủy hợp đồng thì bên đặt cọc không phải bồi thường thiệt hại cho bên nhận cọc mà chỉ phải mất số tiền đặt cọc nếu hai bên không có thỏa thuận khác.
  • Khi hai bên có thỏa thuận: Thực hiện theo thỏa thuận của hai bên
  • Như vậy, để xác định bên đặt cọc có phải bồi thường hay không thì cần xem xét hợp đồng hoặc thỏa thuận đặt cọc của hai bên có quy định bồi thường không. Nếu không có thì bên đặt cọc chỉ bị mất số tiền đặt cọc mà không phải bồi thường trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trên đây là tư vấn của Hoàng Quân, Qúy khách có thể liên hệ Hotline: 0937.875.968 hoặc 0934.469.079 để được tư vấn cụ thể.

Trân trọng.